Là một doanh nhân giàu có và thành đạt nhưng chị vẫn đau khổ thuê thám tử tư để theo dõi chồng.
Chồng cặp bồ, có con với bồ. Vợ thuê thám tử theo dõi hành tung chồng. Một cuộc dàn dựng của các thám tử để lấy mẫu gen người chồng và đứa trẻ nhằm mang đi xét nghiệm xác định chính xác xem bố đứa trẻ là ai.
Vợ mở công ty – chồng làm giám đốc cặp bồ với nhân viên
Một ngày nắng như đổ lửa, người đàn bà ủ rũ lê từng bước chân nặng nhọc đến trước cửa văn phòng thám tử Giss. Bà đang bị căn bệnh ung thư hành hạ nhưng dường như trong tâm hồn bà đang phải gánh một nỗi đau gì đó quá sức hơn cả căn bệnh ung thư.
Vợ chồng ‘đại gia’ chỉ thám tử mới biết, Tin tức trong ngày, thám tử,ung thư,văn phòng thám tử,doanh nhân
Bà H. là một doanh nhân thành đạt. Năm 2008, bà mở chi nhánh công ty tại Thanh Hoá và giao cho chồng (ông K) làm giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý công ty chi nhánh này. (Vì lý do tế nhị mà chúng tôi không thể cung cấp tên tuổi chính xác của nhân vật và đứa trẻ trong bài viết – PV)
Thời gian đầu, người chồng về nhà đều đặn nhưng chỉ ít lâu sau đó, ông bắt đầu chểnh mảng việc gia đình. Sự nhạy cảm của người vợ mách bảo rằng ông đang có mối quan tâm bên ngoài. Đến khi biết rõ việc hẹn hò của chồng với một nữ nhân viên trong công ty, bà H. nhiều lần lựa lời khuyên chồng nhưng ông không dừng lại.
Bà phải ra quyết định giải thể công ty để kéo ông về Hà Nội nhưng rồi cũng bất lực. Công ty đóng cửa, chồng vẫn một mực muốn sống tại Thanh Hoá.
Xin tiền vợ lớn đi “vui vẻ” với vợ bé
Bà H còn nghe đồn cô gái kia đã có một đứa con trai với chồng bà. Từ ngày bị vợ “cắt chức giám đốc”, người chồng vẫn thường xuyên về nhà “thăm” bà H nhưng đi cùng với những lần về thăm ấy là “xin tiền”. Bà H. cắn răng chịu đựng sự lừa dối của chồng và đều đặn chu cấp tiền để ông “vui vẻ”.
Vợ chồng ‘đại gia’ chỉ thám tử mới biết, Tin tức trong ngày, thám tử,ung thư,văn phòng thám tử,doanh nhân
Ngay cả chiếc xe ô tô sang trọng bà mua dưới danh nghĩa công ty để “ông giám đốc” có phương tiện đi lại giữa Hà Nội – Thanh Hoá, bà cũng không nỡ thu hồi mặc dù công ty đã giải thể.
Bà vẫn suy nghĩ “vợ có công, chồng chẳng phụ”, luôn mong mỏi một ngày nào đó, khi hiểu rõ những việc làm vì nghĩa của mình, người chồng sẽ quay về cùng ở bên cạnh bà, giúp bà có thêm niềm tin, nghị lực chống chọi lại căn bệnh ung thư. Nhưng hi vọng mong manh đó cứ mãi rời xa bà khi người chồng ngày càng đắm đuối trong hạnh phúc mới.
Vậy là trước khi ra nước ngoài chữa bệnh, bà H. tìm đến văn phòng thám tử để có câu trả lời chắc chắn đứa bé mới sinh đúng là con riêng của chồng hay không. Bà cần làm rõ những lời đồn thổi về việc chồng bà “xin tiền” bà hàng tháng để đi “vui vẻ” với vợ bé, để chăm sóc đứa con riêng.
Giả danh sinh viên để lấy trộm mẫu gen
Trong vai nữ thám tử của văn phòng Giss cùng một đồng nghiệp khác, chúng tôi giả làm sinh viên thực tập đi thuê trọ để tiếp cận gia đình ông K ở huyện Đông Sơn, Thanh Hoá. Nhiệm vụ chính là lấy được 3 – 5 sợi tóc của bé trai để xét nghiệm ADN, có kết luận cuối cùng về quan hệ huyết thống giữa đứa trẻ và ông K.
Chiều tối ngày 14/04/2010, chúng tôi lên đường, mang theo hành trang là những bộ quần áo giản dị kiểu sinh viên và một bao tải các loại sách nghiên cứu về trống đồng và văn hoá Đông Sơn. Vượt qua chặng đường gần 200km vừa tối trời vừa mưa nặng hạt, chúng tôi đã đặt chân lên mảnh đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa lúc 22h45.
Nghỉ trọ lại một đêm, sáng hôm sau, chúng tôi tìm về Thị trấn rừng thông, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, mất khoảng 1h để xác định chỗ mẹ con cô gái đang thuê trọ. Khi đến nơi, chúng tôi phát hiện chiếc xe ô tô của chồng bà H. đỗ ngay trước cổng nhà trọ.
Chúng tôi dừng lại ở một quán nước và kín đáo bàn kế hoạch, lên các phương án tiếp cận. Sau khi đã thống nhất được phương án cuối cùng, chúng tôi vào nhà trọ của gia đình ông K. Với lý do xin thuê trọ trong một thời gian ngắn để viết đề tài thực tập về Di tích rừng thông, chúng tôi bất ngờ được chủ nhà chào đón nhiệt tình.
Qua cuộc trò chuyện, ngạc nhiên là chúng tôi lại cảm nhận được sự thân thiện của gia đình ông K. Nhà trọ cấp 4 nơi họ đang sinh sống không mấy rộng rãi nhưng đầy đủ tiện nghi. Hiện tại ông K đang xây một căn nhà cho vợ bé, con thơ ở cách đó khoảng 2km. Nhìn đứa bé vừa tròn 8 tháng tuổi, chúng tôi nhìn nhau lo lắng vì các sợi tóc của bé ngắn cũn, mảnh như tơ, không biết có nhổ được chân hay không. Chúng tôi đặt trước một khoản tiền trọ là 300 ngàn rồi hẹn sẽ chuyển đồ dùng đến vào hôm sau.
Đồng nghiệp của tôi rút lui để sẵn sàng hỗ trợ vòng ngoài. Chỉ còn một mình tôi tiếp cận. Cùng ăn ở với vợ chồng ông K trong một khoảng thời gian ngắn, tôi nhanh chóng gây được mối thiện cảm với họ. Tôi thậm chí còn thấy quý mến “vợ chồng” ông K vì hình ảnh gia đình họ xây dựng nên: một người chồng cần mẫn, chu đáo, thương vợ, con. Ông K vừa đi chợ, nấu cơm, ru con và đối xử rất mực dịu dàng với vợ. Còn người vợ cũng hết sức nhẹ nhàng, tình cảm với chồng.
Khoảng 14h30, ông K lấy xe đi đâu đó, một lát sau chị vợ bảo tôi: “Em bế thằng cu giúp chị, chị đi mua bịch xà phòng”. Khi chị vợ vừa đi, tôi bế bé trai vào trong nhà và cố gắng nhổ mấy sợi tóc. Tay tôi run vì sợ làm đau cháu bé, tuy nhiên, bé không khóc như tôi dự đoán. Khi tôi vừa kịp gói mấy sợi tóc vào tờ giấy trắng, dúi vào trong túi xách tay thì chị vợ đã bất ngờ đứng ngay ở cửa phòng. Nghĩ lại, tôi thấy mình “có lỗi” khi cứ phải luôn miệng nói dối những người đã hoàn toàn tin cậy mình.
Đến 16h30 chiều cùng ngày, tôi lấy lý do rời khỏi nhà vợ chồng ông K vì nhiệm vụ đã hoàn thành.
Chuốc rượu… nhổ tóc chồng
Theo lời khuyên của thám tử, bà H. “triệu tập” ông K về Hà Nội lo công việc gia đình. Trong bữa cơm, bà cố ý rót cho ông những li rượu đầy. Khi ông K đã ngủ say, bà H. rón tay nhổ lấy mấy sợi tóc trên đầu ông để mang đi giám định. Trao mẫu tóc cho các thám tử, bà H. lảo đảo, hai tay ôm lấy ngực. Mấy chục năm làm vợ ông, bị ông lừa dối, nay chỉ vì muốn khẳng định sự thật đứa bé có phải cùng huyết thống của ông hay không, mà bà cảm thấy run sợ như người phạm tội.
Kết luận giám định xác nhận đứa bé và ông K có cùng huyết thống, dù đã xác định trước nhưng bà H. vẫn thêm một lần đau đớn. Trước sự thật đó, bà để chồng chọn lựa, hoặc quay về với gia đình, bà sẽ chu cấp nuôi dưỡng cháu bé khôn lớn, hoặc ông ra đi theo hạnh phúc riêng, bà sẽ không lưu tâm đến cuộc sống riêng của ông và cũng không thể tiếp tục chu cấp cho cả gia đình ông được nữa. Còn người chồng, sau khi cân nhắc đã đưa ra câu trả lời cuối cùng cho sự dứt khoát của mình là ở lại Thanh Hoá với vợ bé con thơ.
Người vợ với căn bệnh hiểm nghèo – một mình lẻ bóng trên hành trình chống chọi lại nỗi đau bệnh tật. Nhưng điều quan trọng nhất với bà là đã xác định được cho mình một lối thoát…